Thứ Ba, 18 tháng 12, 2018


Tối ưu quảng cáo là việc mà bất kỳ những người làm quảng cáo nào cũng phải làm, thậm trí là còn làm rất tỉ mỉ và đòi hỏi chúng ta mất nhiều thời gian và công sức. Tối ưu quảng cáo được tăng cường sẽ giúp cho quảng cáo hiệu quả hơn, chi phí Ads cũng rẻ hơn và quan trọng là khả năng ra đơn cũng cao hơn.


Đầu tiên thì chúng ta chắc hẳn ai cũng biết rằng Facebook có cơ sở dữ liệu người dùng rất chính xác và rộng lớn và tất cả đều nằm trong Insights mà Facebook cung cấp cho những người làm quảng cáo như chúng ta. Nếu chúng ta chưa bao giờ dùng qua Audience Insights trước đây thì giờ là lúc cần đến chúng vì thông tin Audience Insights cung cấp có thể giúp bạn dễ dàng target đến khách hàng tiềm năng mới dựa trên những thông tin như đặc điểm, sở thích của những người đã thích Fanpage của bạn. "4 chỉ số Facebook Insights quan trọng" sẽ giúp bạn hiểu thêm về công cụ này.

Việc làm nội dung cũng cực kỳ quan trọng và không thể không làm thành quy chuẩn. Tất cả nội dung bài post trên Fanpage cần thống nhất với nội dung trên trang đích bởi chúng ta sẽ có điểm phù hợp (Mức độ phù hợp của quảng cáo) cao hơn. Càng ngày càng nhiều đơn vị, công ty bán hàng trên Facebook Fanpage đồng nghĩa với việc các quảng cáo cũng tăng lên, cạnh tranh và giá Facebook Ads cũng vì đó mà trở lên đắt đỏ hơn do đó điều này rất có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nếu nội dung trên Facebook Fanpage và nội dung trên trang đích có sự thống nhất chặt chẽ sẽ làm tăng Conversion Rate (tỉ lệ chuyển đổi). Bạn có thể tham khảo bài tại đây: "Đưa Fanpage lên top tìm kiếm Facebook".

Tâm lý là khi người dùng click vào một mẫu quảng cáo bất kì thì cái họ mong muốn được xem cũng phải tương tự những gì đã được hứa hẹn trong content của chúng ta, thế nên nếu những người làm quảng cáo chúng ta làm được điều này thì dĩ nhiên độ Trust của thương hiệu và Fanpage cũng tăng theo và sẽ có nhiều khách hàng trở thành khách hàng tiềm năng của chúng ta hơn!

Đối với việc test Ads thì thay vì việc tạo ra nhiều mẫu quảng cáo khác nhau và chạy test, chúng ta còn có thể tạo ra nhiều điểm thay đổi của bất kì mẫu quảng cáo nào đang chạy hiệu quả nhất hiện tại, và thay đổi từng yếu tố một để tìm ra sự kết hợp hoàn hảo nhất cho chiến dịch Ads của mình. Ngoài ra, chúng ta có thể kết hợp các bài test khác nhau để có sự so sánh.

Ví dụ, lấy một tiêu đề hiệu quả kết hợp với các mô tả khác nhau để tìm ra mô tả nào hiệu quả nhất. Sau đó lấy mô tả hiệu quả đó kết hợp với các tiêu đề đã được test trước đây xem cặp nào sinh lại hiệu quả nhất cho chiến dịch của bạn.

- Vị trí hiển thị quảng cáo ảnh hưởng rất lớn đến sự thành bại của Ads và giá Ads!

Thay vì chỉ chọn hiển thị quảng cáo ở cột bên phải hoặc trên News Feed thì chúng ta có thể chạy test ở nhiều vị trí hiển thị quảng cáo khác nhau. Ví dụ tạo ra ba chiến dịch hoặc 3 Ads Set như sau: một cho những mẫu quảng cáo hiện ở cột bên phải Newsfeed, một cho những mẫu quảng cáo hiện ở Newsfeed trên PC, và một cho những mẩu quảng cáo hiện ở Newsfeed trên thiết bị di động. Thiết lập như vậy cho phép chúng ta dễ dàng theo dõi được ngân sách hơn là gom mọi quảng cáo vào trong một chiến dịch hoặc trong cùng Ads Set.

Nhiều người cho rằng quảng cáo nằm ở Newsfeed PC sẽ nhận được CTR (Click Through Rate – Tỉ lệ nhấp) cao nhất. Nhiều người lại khẳng định chi phí dành cho một lượt click tại cột phải có giá tốt nhất. Và một số người lại cho rằng chọn vị trí hiển thị quảng cáo trên thiết bị di động quảng cáo chạy ổn định và có CPM tối ưu nhất.

CPM – Cost Per Mille là loại hình quảng cáo trả tiền theo số lần hiển thị, hình thức CPM phổ biến ngày nay là chạy banner. CPM sẽ hiển thị cho cả người dùng không quan tâm nên chi phí thường sẽ cao hơn so với CPC (chỉ trả tiền khi có người click quảng cáo).

Lưu ý, Facebook là một cỗ máy và có những thuật toán để tối ưu hoá và đẩy mạnh những quảng cáo hiển thị tốt nhất và đưa ra giá thấp nhất, chúng ta có thể dễ dàng thấy điều này khi tạo một chiến dịch với nhiều hình ảnh và nội dung khác nhau. Để có vị trí cho quảng cáo phù hợp và nâng cao hiệu quả của chiến dịch thì trước khi chọn được một vị trí hiển thị quảng cáo phù hợp nhất chúng ta nên nghiên cứu về đối tượng, khách hàng tiềm năng của Ads đó. Ví dụ :
Nhóm đối tượng mà Ads của chúng ta nhắm tới là ai?
Họ Online vào những khung giờ nào?
Thiết bị họ thường xuyên sử dụng để Online là loại thiết bị nào, máy tính, iPad hay Smartphone?
Hành vi sử dụng của họ ra sao?
Sở thích của họ như nào?

Lý do lớn nhất ảnh hưởng đến chi phí và hiệu quả quảng cáo đó là nội dung. Hãy đưa ra một nội dung tốt nhất, hãy đăng thử một content mà chúng ta viết ra lên Timeline Facebook cá nhân của mình và hỏi bạn bè của mình, có thể họ không phải là dân content marketing hoặc là họ là dân content marketing thì những ý kiến góp ý của họ vẫn là điều tuyệt vời nhất bởi vì họ cũng có thể đóng vài trò là một người dùng được tiếp cận với content marketing của bạn. Sau đó tiến hành các phép thử, các bước tối ưu. Tối ưu hoá hình ảnh, cân đối text không quá 20% và tạo ra đột phá bằng nội dung hấp dẫn, tính tò mò, đánh vào tâm lý người tiêu dùng và nên nhớ là Content Marketing nên có những lời kêu gọi hành động (Call To Action) và các bạn đừng nghĩ là dùng những hình ảnh kích động không thân thiện để tối ưu chi phí nhé vì những hình ảnh đó sẽ phần nào đọng lại ấn tượng đối với người dùng tiếp cận Ads của bạn, sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng cộng đồng Fanpage lâu dài của bạn sau này.

Việc Ads của chúng ta hiển thị quảng cáo ở cột phải cũng không hẳn sẽ là lựa chọn cuối cùng cho các nhà quảng cáo. Để tối ưu hoá cột phải, hình ảnh là vấn đề quan trọng nhất, tiếp đến là giật Title và cuối cùng đó là nội dung truyền tải. Việc hiển thị vị trí quảng cáo cũng cực kỳ quan trọng vì nếu kích thước hình ảnh sai, nó có thể hiển thị đúng ở máy tính và thiết bị di động, tuy nhiên cột phải thì không hẳn. Đó là lý do vô hình chung đẩy chi phí quảng cáo của các bạn lên trên mức bình thường.

Và cuối cùng là việc tập trung nhắm vào đối tượng dựa theo vị trí địa lí vì Facebook cho phép chúng ta lựa chọn khu vực địa lí để hiển thị quảng cáo, cách này đặc biệt giúp bạn tiết kiệm ngân sách vì chi phí mỗi cú click có thể dao động trong biên độ từ rất nhỏ cho tới rất lớn. Nên tách các đối tượng địa lí ngay từ đầu bởi nó giúp bạn dễ dàng điều chỉnh giá thầu sau này, nơi nào thấy cần thì đừng ngại đặt giá thầu cao lên hoặc loại bỏ hoàn toàn nhóm đối tượng đó ra khỏi chiến dịch.

Kiến thức về Facebook Marketing là vô tận và ít ai dám khẳng định: "Tôi nắm vững tất cả những kiến thức Facebook Marketing chuyên sâu". Vì vậy bài này có thể đúng hoặc có thể sai tùy theo quan điểm làm quảng cáo của mỗi người.

Các bạn có thể tham khảo thêm kiến thức về Digital Marketing tại đây nhé:
https://hocvienmoabinhduong.blogspot.com/


HỌC VIỆN MOA - HỌC ĐƯỢC LÀM ĐƯỢC
02 Trương Quốc Dung, quận Phú Nhuận, TP.HCM
Hotline : 0913.881.343
Website : moa.com.vn

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2018

CÁC "KIỂU" QUẢNG CÁO FACEBOOK

Đăng Bởi Kế Anh on 19:29 with Bình Luận
Facebook là mạng xã hội lớn nhất thế giới với hơn 2 tỷ người dùng. Với dữ liệu hơn 2 tỷ khách hàng, thì Facebook là công ty “quảng cáo, truyền thông” lớn nhất thế giới. Công ty quảng cáo này cung cấp nhiều loại hình quảng cáo khác nhau cho các mục đích khác nhau.

Cụ thể, bài này sẽ nói về 3 kiểu quảng cáo: Tăng like, Tăng reach, Bán hàng.


Mục đích của quảng cáo nhằm tiếp cận khách hàng, bài viết "Tiếp cận khách hàng trên Facebook" sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

1. Quảng cáo tăng like

Các bạn nghĩ tăng like chỉ để làm đẹp cái page thôi à. Nếu mọi người nghĩ vậy thì chính nó là vậy đó. Còn ý kiến cá nhân mình, tăng like chính là đem một lượng khách hàng mới tiềm năng hơn để đưa vào page và chăm sóc từ từ. Với nguyên tắc khách hàng sẽ mua hàng khi tin tưởng và các giá trị mà các bạn mang lại cho khách.

Các bạn thử đặt mình là khách hàng các bạn sẽ hiểu. Khi bạn học 1 khóa học, mua 1 món đồ giá trị,… bạn điều phải đắn đo suy nghĩ, tìm hiểu nơi mình mua, hỏi bạn bè. Chứ đâu phải không không các bạn bỏ 1 số tiền lớn để mua sản phẩm ( từ một nơi không quen biết) – Trừ khi bạn vô cùng giàu có!

Chính vì vậy quảng cáo tăng like mới xuất hiện. Nó hút tất cả những người có nhu cầu mua sản phẩm của các bạn về một nơi. Sau đó từ từ chăm sóc tạo sự tin tưởng của khách hàng với page của mình. Khi tin rồi thì bạn bán gì cũng được.

2. Quảng cáo tăng reach (lượt tiếp cận)

Thông thường các bạn làm quảng cáo ưa bán có một lần rồi thôi. Kiểu như chạy quảng cáo ra bill rồi thì những người còn lại like page thì các bạn chẳng hề quan tâm. Bạn phải đặt câu hỏi lại ngay:
- Tại sao người ta like page mà không mua hàng ?
- Trả lời: Người ta không mua bởi vì người ta chưa tin page của bạn. Người ta like là người ta muốn cho page một cơ hội chứng tỏ rằng bạn là một nơi đáng tín cậy, đáng để họ chọn mặt gửi vàng để mua sản phẩm.

Tăng reach ở đây chính là giúp cho những khách hàng đã like page lâu không tương tác với page biết rằng:
- Page này uy tín nè, page này có trên đời này.
- Page này nhiệt tình với khách hàng nè.
- Page này hoạt động tốt nè ngày nào cũng có đơn hàng đều nè.

Tăng reach chính là quảng cáo lại những khách hàng like page hoặc tương tác với page và cho khách hàng biết page này luôn ở đó vì khách hàng. Quảng cáo tăng reach sẽ giúp nhiều khách hàng tương tác với những bài viết của page hơn.

Tăng like, tăng reach và content là bộ 3 chân vạc giúp khách hàng không quên page, gợi ý bán hàng trong page theo kiểu hoàn toàn tự nhiên. Bởi khách sẽ tự inbox bạn. Vậy mới có chuyện 1 post lên có hơn 100 inbox, comment mua hàng mà không quảng cáo chứ. Biết làm quy trình này tốt là khách mua hoài hoài và không quên bạn luôn.

Ở phần quảng cáo tăng like, reach này có các lưu ý: 
- Content để chăm sóc khách hàng phải chất. Phù hợp chủ đề page cũng như chủ đề khách hàng mong muốn đọc

- Bài viết gợi ý mua hàng cho khách hàng biết là page mình có bán những sản phẩm tương tự như vậy. Và những bài viết gợi ý mua hàng có tương tác tốt nhất sẽ được đưa tới bài viết bán hàng quảng cáo cuối cùng là quảng cáo bán hàng.

3. Quảng cáo bán hàng 

Đây là quảng cáo bán sản phẩm tới với người tiêu dùng. Thường là quảng cáo này có ưu điểm là đem lại dòng tiền nhưng chi phí cao, hiệu quả đơn hàng không cao. Lý do khách chưa tin tưởng vào page của mình.

Một số yếu tố để tối ưu quảng cáo bán hàng
a) Tệp đối tượng: Tệp đối tượng phải là tệp đủ 3 yếu tố:
- Tệp này phải là người có tiền
- Tệp đối tượng này phải có nhu cầu sử dụng sản phẩm
- Tệp này đã từng hoặc có xu hướng mua hàng online.
Để biết được điều này bạn phải phân tích được các hành vi của khách hàng

b) Bài quảng cáo: bài quảng cáo này có đúng nhu cầu khách hàng hay không. Ví dụ thông thường ở độ tuổi 25 -34 thường khách nữ có những nhu cầu về các vấn đề như:
- Chăm sóc con cái
- Chăm sóc gia đình
- Trang trí nhà cửa
- Giảm béo và phục hồi sắc đẹp sau sinh
- …..

Liệu rằng nội dung quảng cáo sản phẩm của bác đã giải quyết được 1 trong các nhu cầu của khách hàng hay chưa?

c) Nội dung content: Content có phù hợp với từng lứa tuổi hay không. Không phải lúc nào cũng là icon. Không phải lúc nào cũng là viết chữ. Không phải lúc nào cũng phải viết những bài quảng cáo dài. Để quảng cáo tốt mọi người cần phải hiểu được cái này.

- Có những mẫu quảng cáo ngắn mà ra đơn rất nhiều. Ví dụ quảng cáo quần áo chỉ cần để hình, giá. Thấy được khách inbox có cần content gì đâu. Hình chính là content rồi.

- Có những mẫu quảng cáo dài mà chẳng hề ra đơn. Ví dụ quảng cáo dược phẩm viết hoài không có khách. Bởi vì lý do rất đơn giản “Bạn viết mà khách không tin bạn”.

Kết, phần này chủ yếu mọi người phải nghiên cứu khách hàng cho kĩ càng. Facebook bây giờ không như hồi xưa cứ đưa quảng cáo lên là ăn tiền rầm rầm đâu. Giờ thị trường nhiều người bán lắm rồi. Để trụ vững hoặc là bạn có rất nhiều tiền, hoặc là bạn có bản sắc riêng.

Bạn hãy để lại comment xuống dưới để cùng nhau thảo luận. Các bạn có thể tham khảo thêm kiến thức về Digital Marketing tại đây nhé !
https://hocvienmoabinhduong.blogspot.com/


HỌC VIỆN MOA - HỌC ĐƯỢC LÀM ĐƯỢC
02 Trương Quốc Dung, quận Phú Nhuận, TP.HCM
Hotline : 0913.881.343
Website : moa.com.vn

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2018

Hình ảnh là yếu tố quan trọng của mỗi post trên Facebook. Hiện nay, bên cạnh là nội dung dạng chữ, thì hình ảnh cũng là nhân tố góp phần tạo sự thu hút cho bài post. Khi lướt newsfeed, bạn sẽ bị thu hút bởi hình ảnh đầu tiên, nếu hình ảnh tạo được sự tò mò hoặc đẹp thì người dùng sẽ bắt đầu đọc nội dung bài post.


Hình ảnh quảng cáo như thế nào mới tốt? Làm sao để biết hình ảnh đã tốt hay chưa?
Để đánh giá về hình ảnh bạn cần 2 loại đánh giá, đó là đánh giá định tínhđánh giá định lượng. Bạn hãy tham khảo thêm bài viết "Tối ưu hình ảnh chuẩn SEO".


1. Đánh giá định tính: 

Về mặt định tính hình ảnh của bạn cần phải:
– Khác biệt để gây chú ý
– Đẹp để nâng cao vị thế cho sản phẩm, thương hiệu
– Thể hiện được thông điệp, hoặc sản phẩm, dịch vụ để bạn thu hút đúng đối tượng

Khách hàng lướt newsfeed trên Facebook họ nhìn thấy rất nhiều thứ, từ status của bạn bè đến các loại quảng cáo từ Fanpage, từ hội nhóm, từ đối thủ cạnh tranh của bạn. Nếu bạn hiển thị quảng cáo mà không có gì khác biệt thì họ sẽ lướt nhanh qua quảng cáo của bạn chứ không dừng lại. Và thế là bạn vừa mất đi 1 khách hàng. Cứ mỗi lần hiển thị là bạn đã trả tiền cho Facebook rồi nhưng nếu quảng cáo của bạn không được khách hàng chú ý, không nhấp vào xem, không đọc nội dung thì bạn đã mất tiền vô ích.

Như vậy, điểm cốt yếu của hình ảnh quảng cáo trên Facebook là nó phải gây chú ý để khách hàng dừng lại đọc! Đây gọi là đặc tính ‘attention’ cần thiết cho hình ảnh quảng cáo.

Hình ảnh trên Facebook có thể dùng 1 ảnh, 2 ảnh, 3 ảnh, 4 ảnh, hoặc 5 ảnh trở lên. Tuy nhiên đa số trường hợp chúng ta dùng 1 ảnh, 4 ảnh hoặc từ 5 ảnh trở lên, vì nó trông đẹp hơn 2 hoặc 3 ảnh.

Trường hợp dùng 1 ảnh thì ảnh này cần có tính attention, trường hợp dùng 4 ảnh trở lên thì 4 ảnh đầu cần kết hợp với nhau để tạo nên tính ‘attention’. Nhưng làm sao để có tính ‘attention’?

Để gây được chú ý hình ảnh của bạn phải khác biệt, nhưng khác biệt như thế nào? Nó sẽ khác biệt với đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành hàng, nó cũng phải khác biệt với những gì xuất hiện trên newsfeed. Có 2 cách làm cho ảnh khác biệt:

– Một là khác biệt từ gốc. Nghĩa là từ ý tưởng tạo hình ảnh, bạn đã làm cho nó khác biệt
– Hai là sự bổ sung tạo khác biệt. Nghĩa là bạn có hình ảnh sản phẩm cho trước và bạn thêm vào những thành tố khác để tạo nên sự khác biệt.

Khi kiểm tra định tính cho ảnh bạn hãy đặt câu hỏi

Ảnh này có khác biệt với hình ảnh khác không? Về góc nhìn, không gian, background, sản phẩm, người, và thông điệp trên ảnh? Ảnh này có nổi bật trên trang chủ newsfeed không? Ví dụ nếu trang chủ của bạn tràn ngập những người livestream bán quần áo thì một hình ảnh nhẹ nhàng sẽ là sự khác biệt và bạn sẽ chú ý đến, hay livestream bán phụ kiện điện thoại sẽ được chú ý hơn là live stream quần áo.
Ảnh này có cái gì hấp dẫn mà người ta muốn nhấp vào xem hay không? Như giá giảm, miễn phí, hay hứa hẹn điều gì ..
Ảnh này có đẹp không?
Ảnh này có thể hiện được thông điệp gì đặc biệt không?

2. Đánh giá định lượng

Chúng ta có thể định lượng xem hình ảnh có hấp dẫn hay không dựa vào việc có nhiều người nhấp chuột vào quảng cáo hay không. Hãy chú ý đến CTR, đó là tỉ lệ nhấp chuột. CTR được tính bởi số lần nhấp chuột/ số lượt hiển thị. Nếu cùng 100 hiển thị, ảnh thứ 1 có 20 nhấp chuột thì có CTR là 20% (=20/100), ảnh thứ 2 có 10 nhấp chuột thì có CTR là 10% (=10/100). Bạn cũng dễ dàng thấy được là ảnh thứ 2 không hấp dẫn bằng ảnh thứ 1 vì ít người nhấp chuột vào hơn. Như vậy CTR cao thể hiện hình ảnh hấp dẫn, CTR thấp thể hiện hình ảnh thiếu hấp dẫn, không ai muốn nhấp vào tìm hiểu thêm.

CTR chỉ thể hiện được ảnh hấp dẫn khiến nhiều người nhấp vào hay không, nó không thể hiện được ảnh đó có đẹp hay không, dù rằng hơn 80% trường hợp thì ảnh đẹp cũng sẽ hấp dẫn.

Nhưng nếu rớt vào 20% còn lại, là ảnh hấp dẫn vì ảnh quá xấu, xấu đến …’xúc phạm người nhìn’ thì nếu chỉ nhìn vào CTR bạn sẽ cứ nghĩ là ảnh đẹp trong khi sự thật là ảnh xấu làm giảm giá trị sản phẩm, dù rằng nhiều người nhấp chuột vào nhưng họ không muốn mua thứ đó.
CTR cũng không thể hiện được hình ảnh có mang thông điệp hay không. Và bạn phải dùng định tính để xác định như câu hỏi ở trên

Như vậy, bạn sẽ định lượng CTR và nhìn vào ảnh trả lời các câu hỏi định tính để đánh giá chính xác hình ảnh đã tốt hay chưa.

Bạn hãy để lại comment xuống dưới để cùng nhau thảo luận. Các bạn có thể tham khảo thêm kiến thức về Digital Marketing tại đây nhé !
https://hocvienmoabinhduong.blogspot.com/


HỌC VIỆN MOA - HỌC ĐƯỢC LÀM ĐƯỢC
02 Trương Quốc Dung, quận Phú Nhuận, TP.HCM
Hotline : 0913.881.343
Website : moa.com.vn

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2018

“SEO là một môn nghệ thuật, thì người làm SEO là những nghệ sĩ và tác phẩm của họ là những trang web, bài viết ở top công cụ tìm kiếm.” Nhưng để có thể cho ra những “tác phẩm để đời” thì người làm SEO cần nắm rõ các kiến thức cơ bản của SEO.

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), cũng như phương tiện truyền thông xã hội và khả năng tạo content tốt, được coi là kỹ năng cơ bản và đã phát triển ngày càng quan trọng trong vài năm qua. Các công ty cũng có nhiều khả năng thuê bạn nếu bạn có kiến thức rộng hơn, vì càng ngày càng ít vai trò yêu cầu chỉ một kỹ năng cụ thể.


Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) là quá trình tối ưu hoá nội dung và trang web của bạn phù hợp với các tiêu chí của công cụ tìm kiếm, giúp bạn có thứ hạng cao trên trang tìm kiếm.


Sử dụng thông tin được lập chỉ mục này về trang web của bạn, các công cụ tìm kiếm có thể cung cấp cho người tìm kiếm kết quả phù hợp nhất dựa trên cụm từ tìm kiếm của họ. Những danh sách này được gọi là kết quả tìm kiếm hữu cơ.

Dưới đây là các kỹ thuật SEO giúp cho trang web, nội dung của bạn dễ dàng được tiếp cận bởi công cụ tìm kiếm.

1. SEO on-page 

Đây là các yếu tố trên trang web của bạn mà bạn có thể kiểm soát để hiển thị cho các công cụ tìm kiếm. Ví dụ: việc sử dụng URL thân thiện với công cụ tìm kiếm có liên quan đến nội dung, liên kết nội bộ tốt, trang tải nhanh, điều hướng hợp lý và rõ ràng và sử dụng sơ đồ trang web (Sitemaps).

- Liên kết nội bộ (Internal Link): Liên kết đến nội dung trong trang web của riêng bạn là một chỉ hướng tuyệt vời cho các công cụ tìm kiếm cho thấy trang web của bạn có giá trị.

- Google gửi Googlebots (hoặc Spiders) để lấy thông tin trên các trang web mới và cập nhật. Điều này được gọi là thu thập thông tin và sẽ dẫn đến trang web của bạn đưa vào kết quả tìm kiếm. Liên kết nội bộ là một cách tuyệt vời để giúp Googlebots tìm kiếm và lập chỉ mục trang web của bạn.

- Liên kết nội bộ giúp bạn xếp hạng cho một số từ khóa nhất định và giúp phân phối ‘liên kết công bằng trên trang web của bạn.

- Liên kết nội bộ giúp giảm tỷ lệ thoát. Nếu mọi người đến một bài viết và bạn cung cấp cho họ một số nội dung liên quan và một nơi khác để đi sau khi họ đã đọc nó, thì nó sẽ cho họ một lý do để ở lại trên trang web lâu hơn một chút.

- Tránh nhồi quá nhiều liên kết bên trong bài viết, vì nó sẽ gây cảm giác cho người đọc đây là “bài tập xây dựng liên kết” ít nội dung text. Googlebot cũng sẽ đánh giá tương tự nên sẽ làm giảm tỉ lệ hiển thị trên công cụ tìm kiếm.

- Hai hoặc ba liên kết nội bộ chất lượng tốt đến nội dung có liên quan, sử dụng văn bản neo (anchor text) chính xác, trải đều trong bài viết là tốt nhất.

2. SEO Off-page

Đây là những phương pháp mà bạn có thể sử dụng để nâng thứ hạng của một trang web thông qua trang web bên ngoài. Xây dựng liên kết tự nhiên là cách phổ biến.

Google coi một liên kết từ một trang web khác đến trang web của bạn như một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm. Do đó, Google sẽ xếp hạng bạn cao hơn dựa trên phiếu bầu đó. Do đó càng nhiều liên kết càng tốt.

3. Anchor Text (Văn bản neo)

Văn bản neo mô tả ngắn gọn giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn nội dung của bạn. Điều này cũng rất hữu ích cho người dùng. Khi bạn thêm một liên kết vào một đoạn văn bản, hãy đảm bảo văn bản đó hoàn toàn phù hợp với liên kết đó và tránh các cụm từ như “nhấp vào đây”.

Một số chuyên gia SEO cũng khuyên rằng nên thay đổi văn bản neo vì nhiều trang liên kết đến một trang sử dụng cùng một văn bản neo có thể gây nghi ngờ cho các công cụ tìm kiếm.

4. Tiêu đề chính, tiêu đề con và thẻ tiêu đề

- Theo quy tắc, tiêu đề chính cần ngắn gọn, chứa từ khoá chính và thường có 65 ký tự.

- Chọn một tiêu đề phản ánh chính xác chủ đề của nội dung Trang. Tạo một thẻ duy nhất cho mỗi trang trên trang web của bạn. Tránh sử dụng các tiêu đề cực kỳ dài và nhồi các từ khóa không liên quan vào thẻ tiêu đề của bạn.

5. XML Sitemap (Sơ đồ trang web)

Như đã đề cập, Google sử dụng các Spider đã đi theo các “con đường” trong website bạn, từ “đầu đường lớn” trang chủ vào đến tận “cuối hẻm” là các trang chứa nội dung. Ngược lại, Spider có thể đi từ “hẻm ra đường lớn”, từ đó thu thập dữ liệu và xây dựng được cấu trúc website bạn.

Điều này đặc biệt hữu ích nếu trang web của bạn có các trang mà Google có thể dễ dàng khám phá bởi Google, chẳng hạn như các trang có ít liên kết hoặc trang có nội dung động như Flash.

Nếu bạn có một trang WordPress, bạn không cần phải làm điều gì vì Sơ đồ trang web được tạo tự động và thường xuyên được gửi đến các công cụ tìm kiếm cho bạn.

6. Điều hướng

Tạo một hệ thống phân cấp tự nhiên. Giúp người dùng dễ dàng chuyển từ thông tin trang web chung sang thông tin cụ thể hơn. Cung cấp “mẩu bánh mì” để người dùng có thể dễ dàng điều hướng qua lại và để người dùng biết vị trí của họ trong bố cục chung của trang web nếu họ đã đến trang thông qua các phương tiện khác.

Đảm bảo bạn sử dụng liên kết văn bản để điều hướng thay vì hoạt ảnh hoặc hình ảnh. Trình thu thập công cụ tìm kiếm tìm liên kết văn bản dễ hiểu hơn hình ảnh hay hoạt ảnh, cũng như người dùng. Đa phần sự điều hướng đến từ việc tìm kiếm nội dung hơn là thông qua hình ảnh, hoạt ảnh.

7. Content

Chất lượng nội dung của bạn là tín hiệu xếp hạng quan trọng nhất cho tất cả các thuật toán của công cụ tìm kiếm.

Google có một thuật toán tinh vi, luôn điều chỉnh. Tất cả những gì bạn có thể đảm bảo là cho dù Google và các công cụ tìm kiếm khác là giá trị nội dung của bạn sẽ luôn là ưu tiên hàng đầu.

Viết cho người đọc, không phải cho công cụ tìm kiếm. Bằng cách đó, nội dung của bạn có nhiều khả năng được đọc và chia sẻ, giúp tăng lưu lượng truy cập đến trang web của bạn và đối tượng của bạn sẽ tăng lên.

Sản xuất nội dung thường xuyên như thể là điều bắt buộc để xuất hiện trong SERPs (Search Engine Result Pages). Viết thường xuyên nhất có thể, và bạn sẽ sớm thấy rằng trong một vài tháng, bạn sẽ bắt đầu xuất hiện trong SERPs và nhận được một số lưu lượng truy cập không phải trả tiền. Nếu bạn không cập nhật thường xuyên, các công cụ tìm kiếm sẽ xem trang web của bạn là không liên quan theo thời gian và xếp hạng bạn thấp hơn.

Về độ dài. Hãy súc tích nhất có thể, đừng quá quan tâm vào số lượng từ trong bài viết. Người đọc sẵn sàng đọc một bài ngắn 300-500 từ có giá trị hơn là bài viết 1000 từ với nội dung lan man.
Đọc thêm bài viết “Làm sao để bài viết thu hút người đọc?” ở dưới:
https://hocvienmoabinhduong.blogspot.com/2018/11/lam-bai-viet-thu-hut-nguoi-doc.html

8. Hình ảnh

Tìm kiếm hình ảnh là một trình điều khiển lưu lượng quan trọng, nhưng thường thì hình ảnh không được tối ưu hóa với tiềm năng tối đa của chúng.

Sử dụng tên tệp mô tả ngắn gọn cho hình ảnh của bạn như “seo-cho-nguoi-bat-dau”, thay vì “image123”.

Luôn điền vào thuộc tính Alt để công cụ tìm kiếm có thể nhìn thấy hình ảnh của bạn. Điều quan trọng là phải mô tả hình ảnh của bạn một cách chính xác nhất có thể vì điều này có thể không chỉ cải thiện thứ hạng của bạn trong tìm kiếm hình ảnh mà còn cải thiện khả năng truy cập cho những người sử dụng phần mềm đọc hình ảnh của Google.

Bạn cần hoàn thành các trường Tiêu đề, Thẻ Alt và Mô tả khi tải lên hình ảnh để tối ưu hóa hoàn toàn. Bạn có thể đọc bài viết “Tối ưu hình ảnh chuẩn SEO” tại link dưới:
https://hocvienmoabinhduong.blogspot.com/2018/12/toi-uu-hinh-anh-chuan-seo.html

9. Mạng xã hội

Rất quan trọng vì bất kỳ nội dung nào bạn tạo ra đều được đẩy ra thông qua các kênh truyền thông xã hội của bạn. Đối với nhiều công ty, doanh nghiệp và nhà xuất bản, nó là một trong những yếu tố chính thúc đẩy lưu lượng truy cập vào trang web của họ.

Khi cá nhân hóa và mức độ liên quan đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc điều chỉnh chính xác những gì người tìm kiếm nhìn thấy trong kết quả tìm kiếm của họ, điều quan trọng là tất cả các kênh xã hội của bạn được tối ưu hóa để bao gồm tất cả các từ khóa có liên quan, thông tin liên hệ và mô tả rõ ràng về những gì bạn làm.

Đổi lại, tất cả các kênh xã hội của bạn phải được truy cập rõ ràng từ trang web của bạn cùng với khả năng chia sẻ nội dung của bạn với các nút chia sẻ có liên quan.

10. Tỉ lệ nhấp CTR (Click Through Rate)

- Mô tả meta (Meta Description): là đoạn văn bản mô tả xuất hiện bên dưới URL trong SERPs và cả khi chia sẻ liên kết trên các mạng xã hội như Facebook.

Các công cụ tìm kiếm sẽ không nâng bạn lên cao hơn trong bảng xếp hạng vì chất lượng của đoạn trích, nhưng nó sẽ tăng khả năng ai đó sẽ nhấp vào bài viết của bạn dựa trên mức độ thú vị, phù hợp hoặc giải trí của đoạn trích.

- Quyền tác giả (Authorship): Mặc dù không có bằng chứng nào cho thấy quyền tác giả giúp kết quả của bạn xếp hạng cao hơn, nhưng chắc chắn nó tạo ra một danh sách hấp dẫn và đáng tin cậy hơn, nổi bật so với các kết quả dựa trên văn bản thuần túy khác, có thể dẫn đến CTR cao hơn.

Như vậy đây là 10 điều mà các bạn sẽ làm SEO quan tâm trước khi bắt đầu công việc của mình. Nắm vững 10 điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn 50% công việc SEO và sẽ thôi thúc bạn muốn tìm hiểu 50% còn lại.

Bạn hãy để lại comment xuống dưới để cùng nhau thảo luận. Các bạn có thể tham khảo thêm kiến thức về Digital Marketing tại đây nhé !
https://hocvienmoabinhduong.blogspot.com/


02 Trương Quốc Dung, quận Phú Nhuận, TP.HCM
Hotline : 0913.881.343
Website : moa.com.vn


Thứ Ba, 11 tháng 12, 2018

GOOGLE TAG MANAGER LÀ GÌ ?

Đăng Bởi Kế Anh on 00:17 with Bình Luận

Google Tag Manager (GTM) là công cụ giúp quản lý thẻ  đáng tin cậy bằng cách cho phép các nhà tiếp thị và quản trị web triển khai tất cả các thẻ trang web tại một nơi.


Google Tag Manager không “dễ” dùng ngay từ lần đầu, bạn cần có chút kiến thức kỹ thuật hoặc tự tìm hiểu trước khi dùng.

Chẳng hạn, bạn phải có một số kiến thức kỹ thuật để hiểu cách thiết lập thẻ, trình kích hoạt (trigger) và các biến. Nếu bạn muốn thiết lập theo dõi sự kiện trong Google Tag Manager, bạn sẽ cần một số kiến thức về các sự kiện là gì, cách Google Analytics hoạt động, dữ liệu nào bạn có thể theo dõi với các sự kiện, báo cáo trông như thế nào trong Google Analytics và đặt tên cho danh mục, hoạt động và nhãn của bạn.

Mô tả "đơn giản" cách Google Tag Manager hoạt động

7 Lí do làm Google Tag Manager trở thành công cụ theo dõi đặc biệt


1. Miễn phí

GTM có vô số tính năng mạnh mẽ, không giới hạn bao gồm khả năng sử dụng, tài khoản và vai trò người dùng, quy tắc bắn thẻ và thẻ được hỗ trợ (Google, bên thứ ba và thẻ HTML tùy chỉnh).

2. Tự làm

Chèn thẻ container một lần, thay đổi bất cứ khi nào bạn muốn mà không gặp nhiều rắc rối! Với các công cụ gỡ lỗi có sẵn và chế độ xem trước, bạn có thể chắc chắn về những gì bạn đã làm trước khi xuất bản nó.

3. Bỏ qua sự hạn chế

Bạn sử dụng GTM không chỉ với các sản phẩm của Google. Hãy xem qua các thẻ được xác định trước khác, chẳng hạn như Marin, comScore, AdRoll và hơn thế nữa! Bạn có thể tìm thấy thẻ bạn cần không? Tùy chỉnh một! Bạn cũng có thể thêm Trình quản lý thẻ vào không chỉ trang web của mình mà còn cho các ứng dụng iOS và Android. Bạn thật sự không giới hạn!

4. Các tính năng thú vị với Google Analytics

GTM giúp triển khai một số tính năng Google Analytics phức tạp hơn, chẳng hạn như theo dõi ID người dùng. Theo dõi ID người dùng cung cấp cho bạn khả năng đo người dùng thực thay vì thiết bị. Điều này cung cấp dữ liệu chính xác hơn cho bạn, cuối cùng sẽ giúp người dùng của bạn! Đó là sự kết hợp win-win.

Tag Manager cũng giúp giải quyết các thách thức phổ biến trong Google Analytics, chẳng hạn như Tuỳ chỉnh kích thước, Theo dõi tên miền chéo cho nhiều trang web được theo dõi cùng nhau trong Google Analytics và nâng cao Thương mại điện tử yêu cầu cộng tác với nhà phát triển.

5. Dễ dàng theo dõi nhiều thứ hơn

Với rất nhiều tài nguyên tuyệt vời có sẵn trên web, điều này dễ dàng hơn bao giờ hết để theo dõi những thứ như video YouTube trên trang web của bạn, theo dõi bản in hoặc gửi biểu mẫu AJAX.

6. Bảo mật

GTM có tất cả tính năng bảo mật mà bạn cần. Xác thực hai bước là tính năng bắt buộc, yêu cầu cả mật khẩu thông thường của bạn và sau đó là mã số mà bạn nhận được qua tin nhắn văn bản, cuộc gọi thoại hoặc ứng dụng di động. Bạn cũng có thể kiểm soát quyền truy cập bằng cách cấp phép ở cấp độ tài khoản và vùng chứa (container)

7. Trung tâm gỡ lỗi

Với các tùy chọn gỡ lỗi, kiểm tra lỗi tích hợp và kiểm soát phiên bản, bạn có thể yên tâm khi biết rằng mọi thứ bạn làm với GTM có thể được kiểm tra và gỡ lỗi trước khi nó hoạt động.

Và đây là bài viết giới thiệu Google Tag Manager và lợi ích khi sử dụng GTM.

Bạn hãy để lại comment xuống dưới để cùng nhau thảo luận. Các bạn có thể tham khảo thêm kiến thức về Digital Marketing tại đây nhé !
https://hocvienmoabinhduong.blogspot.com/


02 Trương Quốc Dung, quận Phú Nhuận, TP.HCM
Hotline : 0913.881.343
Website : moa.com.vn




Thứ Hai, 10 tháng 12, 2018

SEO AUDIT - BẠN ĐÃ BIẾT CHƯA ?

Đăng Bởi Kế Anh on 19:26 with Bình Luận

Các doanh nghiệp, hoặc cá nhân khi tìm kiếm dịch vụ làm SEO và yêu cầu báo giá, lúc đó các công ty dịch vụ làm SEO sẽ gửi báo giá về SEO có 2 phần: SEO Audit và SEO từ khóa. Dường như chúng ta không biết SEO Audit là gì?

Khái niệm SEO Audit

SEO Audit (Audit nghĩa là kiểm toán) là hình thức SEO tổng thể website và đưa ra định hướng  lâu dài giúp doanh nghiệp có được nhiều khách hàng tiềm năng hơn thay vì SEO 1-2 từ khóa trên website. Người làm SEO Audit sẽ đưa ra các điểm mạnh, điểm yếu và những cơ hội trong tương lai cho các doanh nghiệp muốn làm SEO

Nói đơn giản, SEO là quá trình làm tăng hạng website, trong đó SEO Audit là chiến lược lâu dài và SEO từ khoá là chiến lược ngắn.

Và khi đã là chiến lược lâu dài thì SEO Audit sẽ cần quá trình phân tích, đánh giá tổng quan:
- Phân tích tổng thể website.
- Phân tích, nghiên cứu thị trường khách hàng.
- Phân tích, đánh giá đối thủ cạnh tranh.
- Đưa ra giải pháp tốt nhất để tối ưu website.
- Chọn lọc, tối ưu bộ từ khóa cho website.
- Lập kế hoạch, chiến lược SEO và phát triển website tốt nhất.

Sự quan trọng của SEO Audit

Mọi thứ thay đổi rất nhanh trong ngành công nghiệp SEO và những gì đang hoạt động ngày nay có thể không hoạt động trong 6 tháng kể từ bây giờ. Google thực hiện báo cáo hàng ngàn cập nhật cho thuật toán xếp hạng của họ mỗi năm và kiểm toán SEO sẽ giúp bạn giữ được sự đồng bộ.

Cần thực hiện kiểm toán SEO thường xuyên (ít nhất 2 lần/năm) để đảm bảo rằng trang web của bạn được cập nhật với những xu hướng mới nhất.

Bạn có thể tham khảo bài viết "Tại sao phải làm SEO" tại link dưới:
https://hocvienmoabinhduong.blogspot.com/2018/11/tai-sao-phai-lam-seo.html

Các yếu tố chính của SEO Audit là gì?

Có 3 yếu tố chính cần xem xét trong quá trình SEO Audit:
- Yếu tố kỹ thuật như hosting, indexing (chỉ mục), URL ...
- Yếu tố chính như content, từ khoá, chất lượng content so với đối thủ ...
- Chất lượng backlink


Và ngày nay website của bạn cũng cần phải trở nên thân thiện với các thiết bị di động. Bởi vì 60% kết quả tìm kiếm đến từ các thiết bị di động, Google đã điều chỉnh thuật toán để bắt đầu thu thập dữ liệu trên các trang web di động.

Hãy nhớ hai điều trước khi bạn bắt đầu SEO Audit:

- Đầu tư thời gian cho bất kỳ cuộc kiểm toán nào phụ thuộc vào quy mô trang web của bạn.
- SEO Audit tốt là việc đặt câu hỏi đúng.

Và nếu còn thiếu sót điều gì, bạn hãy để lại comment nhận xét xuống dưới để cùng nhau thảo luận nhé!

Các bạn có thể tham khảo thêm kiến thức về Digital Marketing tại đây nhé !
https://hocvienmoabinhduong.blogspot.com/


02 Trương Quốc Dung, quận Phú Nhuận, TP.HCM
Hotline : 0913.881.343
Website : moa.com.vn


Thứ Năm, 6 tháng 12, 2018

TIẾP CẬN KHÁCH HÀNG TRÊN FACEBOOK

Đăng Bởi Kế Anh on 00:32 with Bình Luận
Để tiếp cận khách hàng trên Facebook thì có 2 kiểu chủ đạo nhất đó là Trả phíMiễn phí. Bây giờ cùng phần tích từng kiểu một nhé.



À, mình có bài viết liên quan đến chủ đề Facebook, nếu bạn quan tâm thì vào link dưới nhé:
https://hocvienmoabinhduong.blogspot.com/2018/11/dua-fanpage-len-top-tim-kiem-facebook_28.html

1. KIỂU TRẢ PHÍ 

Bao gồm các hình thức như sau:
- Chạy Facebook Ads (quảng cáo Facebook): bao gồm chạy bài viết bán hàng, tăng like cho trang (fanpage), click to web, Mesenger, nhận dạng thương hiệu…

- Mua bài viết, ghim bài viết và đặt ảnh bìa quảng cáo trên các group, fanpage người nổi tiếng hay fanpage giải trí nhiều tương tác nơi có đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn ở đó.

- Hợp tác trả phí với người nổi tiếng, KOLs để họ đăng bài viết về mình.

- Tạo ra một ứng dụng riêng trên Facebook để khách hàng tiềm năng có thể tham gia vào ứng dụng. VD: Ứng dụng bói toán, ứng dụng giải trí như dự đoán tương lại của bạn..vvv

Trên đây có lẽ là những kiểu mà nhiều người sử dụng nhất rồi. Bây giờ chúng ta cung đến kiểu tiếp theo.

2. KIỂU MIỄN PHÍ

- Tạo trang bán hàng (fanpage) và group riêng: đăng bài, ghim bài và thay ảnh bìa tùy thích và chạy quảng cáo Facebook, bán hàng, CSKH tốt hơn. Làm chủ mọi thứ không ai có thể xóa bài, hay chặn bạn cả.

- Tiếp cận khách hàng bằng profile cá nhân: được Facebook cho ưu tiên hiển thị hơn fanpage.
VD: Profile cá nhân của bạn có 1000 bạn bè thì khi bạn đăng bài. Facebook họ sẽ cho 10% – 20% vào khoảng 100 đến 200 người trong tổng số người trong danh sách 1000 bạn bè đó của bạn sẽ nhìn thấy bài bạn đăng trước đó.
Còn fanpage thì họ chỉ cho hiển thị khoảng 2% – 5% trong tổng danh sách người like fanpage của bạn thôi. Đây là thông báo mới nhất của facebook về thay đổi thuật toán hiển thị trên newfeed. Thuật toán này sẽ ưu tiên cho hiển thị những nội dung của bạn bè và người thân hay tương tác với bạn, và giảm hiển lượt hiển thị các nội dung của fanpage trên newfeed của tất cả mọi người.

Nói đến đây thì chắc mọi người cũng biết lợi thế của bạn hàng qua profile cá nhân thời điểm hiện tại rồi đúng không. Hãy tận dụng nó thật đúng đắn nhé!
- HỢP TÁC WIN – WIN: Bạn có thể lên các group và fanpage lớn để trao đổi về vấn đề hợp tác này. Họ sẽ là người quảng cáo miễn phí cho bạn trên fanpage, group của họ nhưng lợi nhuận kiếm được từ khách hàng trên group sẽ được chia đôi hoặc do bạn và quản trị viên group thỏa thuận. Hãy đàm phán một cách khéo léo.

- Tạo event và mời bạn bè tham gia vào event của mình: Cái này cũng khá hay tuy nhiên bạn phải biết cách ứng dụng đúng đắn.

- Livestream bán hàng trên profile cá nhân và các group: Cái này bây giờ nó bão hòa rồi. Mà Facebook nó cũng sắp tung ra thuật toán giảm lượt hiển thị cho các loại livestream bán hàng rồi. Nó sẽ cho hiển thị livestream nhiều hơn với các nội dung chia sẻ hữu ích, nói chuyện, tâm sự.

- Đăng thông tin miễn phí lên các group: Lợi ích là không mất tiền cho quảng cáo, ngược lại thì tin dễ bị trôi, ít người có thể nhìn thấy bài viết. Bài viết có thể bị admin xóa bất kỳ lúc nào nếu họ thích.
Đăng thông tin lên tường các fanpage không phải mình quản lý: Không biết bài viết được hiển thị ở đâu, tóm lại là không hiệu quả.

Nói đến đây chắc mọi người cũng đã có được cái nhìn tổng thể về cách mà các Facebook marketer tiếp cận khách hàng tiềm năng trên Facebook rồi đấy nhỉ.

Và nếu còn thiếu sót điều gì, bạn hãy để lại comment nhận xét xuống dưới để cùng nhau thảo luận nhé!


Các bạn có thể tham khảo thêm kiến thức về Digital Marketing tại đây nhé !
https://hocvienmoabinhduong.blogspot.com/


02 Trương Quốc Dung, quận Phú Nhuận, TP.HCM
Hotline : 0913.881.343
Website : moa.com.vn